CHI NHÁNH:
SUPPORT HOTLINE:
Mục Lục
Bạn phải cần làm gì khi làm thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm? Những giấy tờ cần thiết nên chuẩn bị trước là gì? Các trình tự thực hiện như thế nào để tránh mất quá nhiều thời gian?. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho các bạn những thông tin cần thiết nhất để làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhanh chóng. Cùng Văn Phòng Phẩm Ba Nhất tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mở cửa hàng văn phòng phẩm là một hình thức hoạt động của chủ cửa hàng sử dụng vị trí mặt tiền của nhà phố hay ngõ hẻm để kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm như: Sổ sách, giấy, bút viết hay các loại bìa còng, bìa lá cũng như các loại giấy note, văn thư, bao bì và các loại đồ dùng học tập.
Khi mở cửa hàng văn phòng phẩm và vào hoạt động chính thức thì người chủ cần phải hoàn thành các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh với các cơ quan đăng ký tại khu vực sinh sống và làm việc cấp quận huyện. Thông thường do các bộ phận kinh tế sẽ cấp giấy chứng nhận thủ tục cho chủ cửa hàng và bao gồm danh sách các thành viên.
Để tiến hành đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm theo mô hình doanh nghiệp và công ty TNHH MTV để có thể dễ dàng xuất các loại giấy tờ kinh doanh của doanh nghiệp với doanh nghiệp giúp cho việc thực hiện kinh doanh văn phòng phẩm dễ dàng hơn thì bạn cần phải nên đăng ký loại hình công ty.
Khi đăng ký mô hình doanh nghiệp thì sẽ do người đứng tên cá nhân làm chủ sở hữu hoặc do một tổ chức và có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký được cấp chứng nhận kinh doanh.
Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản trong công ty với phạm vi số vốn điều lệ mà bạn khai báo. Chủ sở hữu sẻ ủy quyền hoặc bổ nhiệm cho người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
Thủ tục đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm của doanh nghiệp bao gồm:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh hay Sở kế hoạch và đầu tư.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Bản dự thảo điều lệ công ty bao gồm chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty
Chứng minh nhân nhân hoặc hộ chiếu của người thành lập công ty
Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và danh sách người đại diện theo uỷ quyền nếu có từ 2 người đại diện theo uỷ quyền trở lên.
Đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm mô hình hộ kinh doanh sẽ được dễ dàng xét duyệt và bạn không cần phải chịu trách nhiệm với pháp lý hay pháp luật đáng kể. Với mô hình hộ kinh doanh bạn cũng có thể dễ dàng kinh doanh tại khu vực chỉ định và chịu thuế ít tiện lợi cho việc kinh doanh cá thể.
Để đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm hộ gia đình bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Giấy đề nghị hoặc đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Danh sách góp vốn
Thông tin đăng ký bao gồm: địa chỉ, cmnd, thông tin cư trú hay ngành nghề kinh doanh văn phòng phẩm.
Đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm hộ gia đình thì rất là thuận tiện nhưng có quy mô nhỏ và khó phát triển mạng lưới văn phòng phẩm lớn như đăng ký doanh nghiệp và có thể tiếp cận được nhiều khách hàng có những quy mô lớn hơn.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn nhà cung cấp văn phòng phẩm uy tín
Sau khi bạn đã hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm thù hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến các cơ quan đăng ký kinh doanh và sẽ thẩm định trả kết quả theo thời gian nhất định.
Chủ hộ kinh doanh tiến hành xin cấp mã số thuế, kê khai nộp lệ phí môn bài và xác định thuế khoán hay thuế khấu trừ, làm tên, biển hiệu và thông báo về hoạt động kinh doanh.
Thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm là một điều cần thiết bên cạnh đó còn có một vài điều bạn nên cần lưu ý trước khi mở cửa hàng văn phòng phẩm.
+ Lưu ý khi đặt tên cửa hàng: Tên cửa hàng hoặc tên công ty sẽ là một thương hiệu đi với bạn trong suốt quá trình kinh doanh văn phòng phẩm. Nên lựa tên cửa hàng mang một tính chất thương hiệu và phù hợp.
Tuy nhiên khi đặt tên cửa hàng cũng phải cần có các quy định riêng của pháp luật để thuận tiện kinh doanh như: Tên cửa hàng không được trùng tên với các cửa hàng khác trong phạm quy cấp quận và huyện.
Khi đặt tên không sử dụng các từ ngữ khó hiểu hay ký tự, ký hiệu thiếu văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng tên tiếng anh hoặc chữ viết tắt để đặt tên cửa hàng.
+ Lưu ý đóng thuế cửa hàng văn phòng phẩm: Sau khi bắt đầu kinh doanh thì bạn cần phải đóng thuế theo nghĩa vụ công dân theo quy định pháp luật của nhà nước như:
Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập cá nhân tùy theo mức thu nhập
Thuế môn bài
+ Lưu ý về số lượng cửa hàng: Khi đăng ký theo hình thức kinh doanh theo hộ gia đình thì bạn chỉ được mở một cửa hàng theo tên của cửa hàng đó. Nếu muốn thành lập nhiều cửa hàng, tức là chi nhánh thì bạn cần phải thành lập doanh nghiệp, công ty.
Từ khóa:
BẠN CÒN CHỜ ĐỢI ĐIỀU GÌ
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM BA NHẤT