CHI NHÁNH:
SUPPORT HOTLINE:
TOP 10 nhà phân phối văn phòng phẩm uy tín, chất lượng hiện nay
Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh Công Ty VPP Ba Nhất
Khắc Và Mua Con Dấu Shiny Chính Hãng Tại HCM
Dịch Vụ Làm Con Dấu Tròn Nhỏ Theo Yêu Cầu, Lấy Nhanh
Chuyên Khắc Dấu Mộc Tròn Cao Cấp Lấy Liền Tại HCM
Thẻ Mực Con Dấu Vuông Shiny Chính Hãng
Hướng dẫn cách đổ mực con dấu tròn nhanh chóng
Quy Định Màu Mực Dấu Tên: Nên Chọn Màu Xanh Hay Đỏ?
Kích thước giấy A4 là bao nhiêu? Khổ giấy a4 bao nhiêu inch? Bạn biết gì về nguồn gốc của khổ giấy A4? Giấy A4 là một trong những loại giấy in quốc dân được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực, với kích thước giấy A4 khá dễ dùng nên đã dần len lỏi vào từng ngóc ngách cuộc sống và là vật dụng không thể thiếu đối với dân văn phòng làm việc nơi công sở hay bất kỳ ngành nghề sản xuất, thương mại nào khác.
Tuy sử dụng nhiều đến thế nhưng bạn đã biết về giấy a4 kích thước bao nhiêu pixel, cm, mm, hay inch không? Tìm hiểu ngay các thông tin về kích thước của khổ giấy a4 cùng Văn Phòng Phẩm Ba Nhất.
Mục Lục
Để biết kích thước chính xác của giấy A4 là bao nhiêu? hãy cùng Văn Phòng Phẩm Ba Nhất ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về nhà khoa học Georg Christoph Lichtenberg người Đức.
Kích thước A4 được sử dụng lần đầu tiên trong một bức thư của nhà khoa học Đức Georg Christoph Lichtenberg, gửi cho Johann Beckmann vào ngày 25 tháng 10 năm 1786. Đến năm 1798, các kích thước giấy khác như A2, A3, B3, B4 và B5 đã được quy định ở Pháp để đánh thuế dựa trên kích thước của các trang.
Năm 1911, Wilhelm Ostwald đã đề xuất kích thước khổ A mới, giúp việc tái tài liệu và lưu trữ hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn. Lúc ấy, khổ A với kích thước A0 được tính bằng 1 mét vuông, dựa trên tỷ lệ các cạnh.
Tuy nhiên, vào năm 1918, Porstmann cho rằng kích thước giấy nên tính theo diện tích, với công thức x / y = 1: √2 và x × y = 1. Ngoài ra, Porstmann còn đề xuất rằng kích thước phong bì nên lớn hơn 10% so với kích thước giấy thông thường.
Đến năm 1798, từ chính kích thước giấy a4 năm ấy, mọi người dần tìm hiểu và quy định thêm các kích thước giấy A2, A3, B3, B4 và B5 tại Pháp. Mục đích của việc xây dựng bộ quy chuẩn kích thước giấy để đánh thuế xuất dựa vào kích thước của các trang giấy.
Năm 1911, kích thước khổ A, cụ thể là kích thước giấy a4 được Wilhelm Ostwald đề xuất sử dụng trong in ấn, lưu trữ tài liệu. Nhờ đó mà hoạt động bảo quản, phân loại tài liệu đạt độ hiệu quả cao và đặc biệt là giá thành vô cùng rẻ.
Trước khi tìm hiểu về kích cỡ giấy a4 theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 216, hãy cùng Văn Phòng Phẩm Ba Nhất tìm hiểu Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 là gì? điểm qua những thông tin chính về tiêu chuẩn ISO 216 có gì đặc biệt.
Kích thước giấy A4 theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, tương tự như các khổ giấy khác trong dòng A. Vào năm 1786, nhà khoa học người Đức đã xác định chiều rộng và chiều dài của khổ giấy A. Đến năm 1992, Portman và Viện Tiêu chuẩn hóa Đức đã hoàn thiện định dạng DIN 476. Từ đó, định dạng này trở thành tiêu chuẩn hiện tại, được biết đến với tên gọi ISO 216, và sử dụng đơn vị mm.
Sau đây là quy định cụ thể trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 về kích thước khổ giấy A4:
Theo tiêu chuẩn ISO 216, kích thước giấy A4 là 21 x 29,7 cm hoặc 210 x 297 mm. Sự thống nhất kích thước tiêu chuẩn của giấy A4 giúp các quốc gia trên thế giới đồng nhất các sản phẩm in ấn. Tiêu chuẩn ISO 216 quy định rõ:
Bảng kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO
Giấy khổ A | Giấy khổ B | Giấy khổ C | ||||||
Cỡ giấy | Kích thước (mm) | Kích thước (inch) | Cỡ giấy | Kích thước (mm) | Kích thước (inch) | Cỡ giấy | Kích thước (mm) | Kích thước (inch) |
4A | 1682 x 2378 | 66,1 x 93,6 | 2b | 1414×2000 | 55,6 x 78,7 | C0 | 917 x 1297 | 36,1 x 51,3 |
2a | 1189 x 1682 | 46,8 x 66,1 | B0 | 1000×1414 | 39,4 x 55,6 | C1 | 648 x 917 | 25,5 x 36,1 |
A0 | 841 x 1189 | 33,1 x 46,8 | B1 | 707 x 1000 | 27,8 x 39,4 | C2 | 458 x 648 | 18,0 x 25,5 |
A1 | 594 x 841 | 23,4 x 33,1 | B2 | 500 x 707 | 19,7 x 27,8 | C3 | 324 x 458 | 12,8 x 18,0 |
A2 | 420 x 594 | 16,5 x 23,4 | B3 | 353 x 500 | 13,9 x 19,7 | C4 | 229 x 324 | 8,9 x 12,8 |
A3 | 297 x 420 | 11,7 x 16,5 | B 4 | 250 x 353 | 9,8 x 13,9 | C5 | 162 x 229 | 6,4 x 8,9 |
A4 | 210 x 297 | 8,3 x 11,7 | B5 | 176 x 250 | 6,9 x 9,8 | C 6 | 114 x 162 | 4,5 x 6,4 |
A5 | 148 x 210 | 5,8 x 8,3 | B6 | 125 x 176 | 5,0 x 6,9 | C7 | 81 x 114 | 3,2 x 4,5 |
A6 | 105 x 148 | 4,1 x 5,8 | B7 | 88 x 125 | 3,5 x 5,0 | C8 | 57 x 81 | 2,2 x 3,2 |
A7 | 74 x 105 | 2,9 x 4,1 | B8 | 62 x 88 | 2,4 x 3,5 | C9 | 40 x 57 | 1,6 x 2,2 |
A8 | 52 x 74 | 2,0 x 2,9 | B9 | 44 x 62 | 1,7 x 2,4 | Q10 | 28 x 40 | 1,1 x 1,6 |
A9 | 37 x 52 | 1,5 x 2,0 | B10 | 31 x 44 | 1,2 x 1,7 | |||
A10 | 26 x 37 | 1,0 x 1,5 |
Bên cạnh tiêu chuẩn kích thước tờ A4 quốc tế ISO 216, còn có một tiêu chuẩn kích thước khác cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành nghệ thuật, đồ họa, in ấn giáo dục,… là Tiêu chuẩn kích thước giấy A4 Bắc Mỹ.
Theo tiêu chuẩn khổ giấy Bắc Mỹ, khổ giấy được định nghĩa dựa trên những cơ sở khổ giấy gốc là Letter, Legal, Ledger/Tabloid. Và được 3 nước Hoa Kỳ, Canada, Mexico lựa chọn cho các hoạt động. Với đơn vị khổ giấy tính theo Inch.
Kích cỡ khổ giấy a4 trong tiêu chuẩn Bắc Mỹ là 8.27 x 11.69 inch, tương đương với mức định lượng 210 x 297 mm.
Các khu vực và quốc gia khác nhau thường sử dụng các đơn vị đo kích thước khác nhau cho giấy A4. Tại Việt Nam, tùy theo lĩnh vực, ngành nghề chúng ta có thể sử dụng giấy A4 với các cách tính đơn vị kích thước khác nhau
Kích thước giấy A4 tiêu chuẩn theo chiều rộng x chiều cao
Bảng tổng hợp kích thước phổ biến của khổ giấy a4 theo định dạng CHIỀU RỘNG x CHIỀU CAO
Đơn vị tính khổ giấy a4 | Kích thước khổ giấy a4 |
mm | 210 x 297 |
cmt | 21 x 29,7 |
inch | 8,3 x 11,7 |
Ngoài ra, còn một đơn vị tính kích thước tờ giấy a4 khác ít được nhắc đến chính là Pixel, vì size của khổ giấy a4 phụ thuộc rất nhiều vào mật độ điểm ảnh PPI.
Trong trường hợp của đơn vị pixel, kích thước của khổ giấy cũng phụ thuộc vào mật độ điểm ảnh PPI.
Mật độ điểm ảnh | Kích thước (pixel) |
72 PPI | 595 x 842 |
96 PPI | 794 x 1123 |
150 PPI | 1240 x 1754 |
300 PPI | 2480 x 3508 |
Và bạn sẽ bắt gặp đơn vị đo kích cỡ tờ giấy a4 này ở các khổ A0, A1, A2, A3, A5, A6, A7, A8, A9, A10 theo DPI hoặc PPI.
Trong đó, DPI (Dots Per Inch) là đơn vị đo lường mật độ điểm ảnh in ấn. Với độ phân giải DPI càng nhỏ, tấm hình càng ít rõ nét. Nguyên tắc này còn được áp dụng vào màn hình máy tính PPI (Pixels Per Inch) – số lượng pixel (điểm ảnh) trên màn hình trong một inch vuông.
Nếu bạn là người thường xuyên tiếp xúc với công việc in ấn Offset, chắc hẳn bạn cũng quá quen với độ phân giải 300DPI – mức độ phân giải tối thiểu để đảm bảo chất lượng in ấn cho các khổ giấy A0, A1, A2, A3, A5, A6, A7, A8, A9, A10.
Để có đổi diện tích của giấy A4 thành m², bạn cần thực hiện phép tính:
Kích thước giấy A4 tiêu chuẩn là 210 x 297 mm. Công thức Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng. Áp dụng công thức, ta thu được diện tích giấy A4 là 210 mm x 297 mm = 62370 mm².
Chuyển đổi từ mm² sang m², áp dụng tỉ lệ 1 m² = 1.000.000 mm². Ta thu được diện tích giấy A4 biểu thị bằng m² là 62.37 m².
Xem thêm: Các loại giấy cứng A4
Kích thước giấy A4, theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 216, phù hợp với hầu hết các loại máy in gia đình và công sở. Được chọn làm khổ giấy mặc định để in các tài liệu và văn bản quan trọng, giấy A4 trở thành lựa chọn phổ biến và tiện ích cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:
Sử dụng kích thước giấy A4 mang lại nhiều lợi ích:
Nếu bạn muốn chọn giấy A4 theo tùy chỉnh riêng, thực hiện như sau: Chọn Layout > Size > Chọn A4.
Nếu bạn muốn đặt khổ giấy A4 thành mặc định, thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn Layout > Chọn mũi tên nhỏ ở góc phải mục Page Setup.
Bước 2: Chọn mục Paper > Chọn A4 > Nhấn Set as Default > Nhấn OK để hoàn tất.
Không giống các phiên bản Word khác, để chọn khổ giấy A4 trong Word 2003, bạn cần thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn File > Chọn Page Setup
Bước 2: Chọn Paper > Nhấn vào mũi tên xuống để mở các lựa chọn kích thước giấy và chọn khổ A4 > Nhấn OK để xác nhận.
Sau khi thực hiện các bước trên, khổ giấy in A4 sẽ được chọn thành mặc định cho tất cả các tài liệu Word mới bạn tạo.
Để đảm bảo tài liệu in ra đầy đủ và chuyên nghiệp trên giấy A4, bạn cần căn lề trước khi thực hiện in ấn. Có hai cách để làm điều này:
Cách 1: Căn lề trước khi in bằng Page Setup.
Bước 1: Mở tệp Word mà bạn muốn in > Chọn thẻ Layout (Page Layout).
Bước 2: Trên thanh công cụ Page Setup, nhấn vào biểu tượng mũi tên xuống.
Bước 3: Sau khi hộp thoại Page Setup xuất hiện, chọn thẻ Margins (Căn lề).
Bước 4: Trên thẻ Margins, thiết lập các mục Top, Left, Bottom, Right, và Gutter về 0 cm.
Bước 5: Chọn thẻ Paper > trong mục Page size, nhấn vào biểu tượng mũi tên xuống > chọn A4.
Bước 6: Vào thẻ File > Chọn Print để tiến hành in
Cách 2: Căn lề trước khi in bằng thanh đo (Ruler).
Bước 1: Mở tệp Word mà bạn muốn in > Chọn thẻ Layout (Page Layout).
Bước 2: Trong mục Page Setup, nhấp chọn Size > Chọn A4.
Bước 3: Hiển thị thanh đo trong Word bằng cách nhấn Alt + W, sau đó nhấn R.
Bước 4: Tô đậm toàn bộ văn bản cần in.
Bước 5: Kéo các ký tự sang bên phải cho đến khi đầy trang giấy.
Bước 6: Kéo các ký tự sang bên trái cho đến khi đầy trang giấy.
Bước 7: Vào thẻ File > Chọn Print để in tài liệu.
Để in chính xác kích thước giấy A4 trong Word, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở tài liệu Word cần in > Chọn thẻ Layout.
Bước 2: Kéo xuống mục Page Setup > Nhấn vào biểu tượng mũi tên xuống.
Bước 3: Trong cửa sổ Page Setup, chọn Paper.
Bước 4: Ở mục Paper size, chọn A4.
Bước 5: Nhấn vào mục Margins để căn chỉnh lề như sau:
Bước 6: Vào thẻ File > Chọn Print > Chọn In (Print) để bắt đầu in tài liệu.
Hiện này có rất nhiều phầm mềm có thể in khổ giấy A4 ngoài Word bao gồm: Photoshop, Adobe Illustrator, Autocad, Excel,… rất nhiều phầm mềm đã tích hợp chức năng in ấn, bạn còn có thể in theo nhiều đơn vị đo khác như inch, pixel,…
>>> Xem thêm: Cách làm hoa bằng giấy a4
Cách tạo khổ giấy A4 trong Photoshop không hề khó như bạn nghĩ. Bạn có thể điều chỉnh kích thước giấy một cách dễ dàng theo từng bước sau:
Bước 1: Mở phần mềm Photoshop > Chọn File > Nhấn New (hoặc phím tắt Ctrl + N).
Bước 2: Chọn mục Print > Nhấn chọn A4.
Bước 3: Tại mục Resolution, bạn có thể để mặc định là 300. Hoặc nếu thiết kế cho Website, bạn có thể điều chỉnh thành 72.
Bước 4: Tại mục Color Mode, bạn có thể chọn giữa hai chế độ màu phổ biến là RGB và CMYK > Nhấn Create.
Đây là các bước cơ bản để bạn tạo khổ giấy A4 trong Photoshop.
“Nhanh nhất – Chất lượng nhất – Tiết kiệm nhất”
Đây là câu nói, là phương châm và là mục tiêu mà Văn Phòng Phẩm Ba Nhất không ngừng hướng tới ngay từ những ngày đầu thành lập. Với tầm nhìn, định hướng và đầu tư vào phát triển cốt lõi, Văn Phòng Phẩm Ba Nhất luôn hướng đến những danh hiệu cao hơn trong hiện tại:
Đến với Văn Phòng Phẩm Ba Nhất, bạn còn được trải nghiệm lối tư duy mới lạ, luôn tìm hiểu về nội tại bản thân, trân trọng đồng nghiệp – khách hàng, và mang đến niềm tin, độ tin cậy đến với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mọi thông tin chi tiết về Văn Phòng Phẩm Ba Nhất xin liên hệ:
Công Ty TNHH Văn Phòng Phẩm BA NHẤT
Từ khóa:
BẠN CÒN CHỜ ĐỢI ĐIỀU GÌ
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM BA NHẤT