CHI NHÁNH:
SUPPORT HOTLINE:
TOP 10 nhà phân phối văn phòng phẩm uy tín, chất lượng hiện nay
Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh Công Ty VPP Ba Nhất
Cách Thay Mực, Đổ Mực Cho Con Dấu Không Dính Tay
Các Lỗi Con Dấu Thường Gặp Và Cách Khắc Phục
Mách bạn 5+ Font Chữ Con Dấu Đẹp Và Sang Trọng
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Đóng Dấu Không Liền Nét
Dấu Giáp Lai Là Gì? Cách Đóng Dấu Giáp Lai Chuẩn Quy Định
Cách Đóng Dấu Chuẩn Cho Doanh Nghiệp Và Những Điều Cần Biết
Dấu giáp lai là một yếu tố quan trọng trong việc xác thực, bảo vệ tài liệu khỏi chỉnh sửa trái phép. Với những tài liệu quan trọng, đóng dấu giáp lai là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tính toàn vẹn và giá trị pháp lý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ dấu giáp lai là gì, khi nào cần đóng dấu giáp lai, và cách thực hiện sao cho chuẩn xác.
Mục Lục
Dấu giáp lai là con dấu đóng phía lề trái hoặc phải của tài liệu từ 02 tờ trở lên cho tất cả những tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn việc thay đổi nội dung, tài liệu bị sai lệch.
Việc đóng và dùng con dấu góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý cho văn bản cũng như có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là lúc phát sinh tranh chấp trước tòa án.
Theo quy định tại Điều 49 Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng khi có từ 2 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.
Tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định, khi đóng dấu giáp lai cần bảo đảm việc ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan/tổ chức thực hiện công chứng đồng thời ghi vào sổ chứng thực;
Đối với bản sao có từ 02 trang trở lên thì ghi lời chứng phía trang cuối và nếu bản sao có từ 02 tờ trở lên buộc phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được công chứng từ bản chính, văn bản hay nhiều bản sao được công chứng từ bản chính, văn bản trong cùng một thời điểm sẽ được ghi cùng một số chứng thực.
Theo quy định ở Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV, dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc của phụ lục, trùm lên một phần những tờ giấy, mỗi dấu đóng được tối đa 5 trang văn bản. Dấu giáp lai thường được dùng cho các văn bản, hợp đồng hay những loại giấy tờ có từ 02 trang trở lên đối với văn bản in một mặt và từ 03 trang trở lên đối với các văn bản in 02 mặt.
Dấu giáp lai được đóng ở đâu
Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc dùng con dấu như sau:
Cách đóng dấu giáp lai
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 30, dấu giáp lai được đóng trùm lên từ 02 đến 05 tờ văn bản. Việc này nhằm đảm bảo rằng các trang tài liệu liền kề không thể bị thay đổi hoặc tách rời mà không để lại dấu vết. Để đóng dấu giáp lai chuẩn, bạn cần thực hiện như sau:
Khi thực hiện đúng cách, dấu giáp lai sẽ giúp đảm bảo tài liệu được bảo vệ một cách toàn diện, hạn chế tối đa nguy cơ bị chỉnh sửa, rút hoặc thay thế trang không hợp lệ.
Văn phòng phẩm Ba Nhất là địa chỉ tin cậy chuyên cung cấp dịch vụ khắc con dấu cho doanh nghiệp và cá nhân. Tại Ba Nhất, bạn có thể tìm thấy các loại dấu chất lượng cao, bao gồm dấu giáp lai, dấu tên, dấu chức danh, và các loại dấu tròn cho doanh nghiệp, với quy trình khắc dấu nhanh chóng, sắc nét, đáp ứng đúng quy định pháp lý. Đội ngũ của chúng tôi luôn chú trọng đến từng chi tiết, đảm bảo con dấu rõ ràng, bền đẹp và phù hợp cho mọi nhu cầu xác nhận, bảo vệ tài liệu. Liên hệ văn phòng phẩm Ba Nhất để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp khắc dấu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp và cá nhân.
Hiểu và sử dụng đúng dấu giáp lai là bước quan trọng trong việc bảo vệ tài liệu khỏi những tác động không mong muốn. Hãy luôn đảm bảo tài liệu của bạn được đóng dấu giáp lai đúng chuẩn, và nếu cần con dấu chất lượng, liên hệ ngay với Ba Nhất để được hỗ trợ.
Từ khóa:
BẠN CÒN CHỜ ĐỢI ĐIỀU GÌ
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM BA NHẤT